THI KỆ: ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
(Bồ-đề thể nhập Đại Tâm
Thế Chí Bồ Tát chuyển âm Ta-bà.
Kính dâng Đại Thế Chí Bồ Tát)
Tam giới (*) luân hồi thật khổ đau
Trăm năm thoáng chốc biệt ly sầu
Mộng say theo sóng trùng dương ái
Tan biến muôn đời dưới bể sâu...
Địa ngục môn tiền... trong mắt cay...
Bước chân tan vỡ pháp giới này
Liên hoa tay thủ: Cửu Phẩm Ấn
Tiếp dẫn liên đài, con có hay?
Bát nhã thuyền đi với Kim cang
Đại Hùng Đại Lực phóng oai quang
Tam thân (**) ứng hiện vào Lục thú
Đạp bằng biển ái hóa thế gian...
Ứng hiện muôn thân khắp Ta-bà (***)
Tiếp dẫn chúng sanh thoát ái hà
Nhiếp phục sáu căn (****) quy nhất niệm
Tam- ma- địa (*****) chứng kiến Di Đà !
Mạt pháp tà yêu lộng thần quyền
Pháp nhãn đã mờ với bóng đêm
Chân thân chuyển thế vào Tam thế
Thường chuyển diệu âm, vô tận đăng...
Vô thỉ kiếp rồi đến hôm nay
Tim ta lửa cháy suốt đêm ngày
Con ơi, có biết... Con có biết...
Ta chờ... lệ máu thắm qua tay!
Núi Lương Sơn 1/3/2019
__ೋ۞ Lương Sơn Long Viễn ۞ೋ__
--------------------------------
Ghi Chú:
(*) Tam giới:
Bao gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
- Trong dục giới có sáu loại hữu tình sau:
- 1. Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)
- 2. Ngạ quỷ (Quỷ đói) (zh. 餓鬼, sa. preta)
- 3. Súc sanh (Loài thú) (zh. 畜生, sa. paśu)
- 4. Loài người (zh. 人世, sa. nāra)
- 5. A tu la (Loài thần)(zh. 阿修羅, sa. asura)
- 6. Cõi trời ở cõi dục (lục dục thiên 六欲天):
- Trời Tứ thiên vương (zh. 四天王, sa. cāturmahārājika);
- Trời Đao lợi (忉利) hay trời Ba mươi ba (zh. 三十三天, sa. trayastriṃśa);
- Trời Dạ-ma (zh. 夜摩, sa. yāmadeva) hoặc trời Tu-dạ-ma (zh. 須夜摩天, sa. suyāma);
- Trời Đâu suất (zh. 兜率天, sa. tuṣita);
- Trời Hoá lạc (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati);
- Trời Tha hoá tự tại (zh. 他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti);
- Trời Sơ thiền (zh. 初禪天) với ba cõi sau:
- Trời Phạm thân (zh. 梵身天, sa. brahmakāyika);
- Trời Phạm phụ (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita);
- Trời Đại phạm (zh. 大梵天, sa. mahābrahmā).
- Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng (zh. 梵眾天, sa. brahmaparśadya).
- Trời Nhị thiền (zh. 二禪天) với ba cõi sau:
- Trời Thiểu quang (zh. 少光天, sa. parīttābha);
- Trời Vô lượng quang (zh. 無量光天, sa. apramāṇābha);
- Trời Cực quang tịnh (zh. 極光淨天, sa. abhāsvara, kiểu dịch cũ là trời Quang âm (zh. 光音天).
- Trời Tam thiền (zh. 三禪天) bao gồm:
- Trời Thiểu tịnh (zh. 少淨天, sa. parīttaśubha);
- Trời Vô lượng tịnh (zh. 無量淨天, sa. apramāṇaśubha);
- Trời Biến tịnh (zh. 遍淨天, sa. śubhakṛtsna).
- Trời Tứ thiền (zh. 四禪天) gồm có:
- Trời Vô vân (zh. 無雲天, sa. anabhraka);
- Trời Phúc sinh (zh. 福生天, sa. puṇyaprasava);
- Trời Quảng quả (zh. 廣果天, sa. bṛhatphala);
- Trời Vô tưởng (zh. 無想天, sa. asāṃjñika);
- Trời Vô phiền (zh. 無煩天, sa. avṛha);
- Trời Vô nhiệt (zh. 無熱天, sa. atapa);
- Trời Thiện kiến (zh. 善見天, sa. sudarśana);
- Trời Sắc cứu kính (zh. 色究竟天, sa. akaniṣṭha);
- Trời Hoà âm (zh. 和音天, sa. aghaniṣṭha);
- Trời Đại tự tại (zh. 大自在天, sa. mahāmaheśvara).
- Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm (zh. 淨梵天), không thuộc về trời Tứ thiền.
- Xứ Không vô biên (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);
- Xứ Thức vô biên (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);
- Xứ Vô sở hữu (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana);
- Xứ Phi tưởng phi phi tưởng (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana).
- Hành giả tu học Tứ thiền Cửu định có thể sinh vào bốn xứ này.
- Chúng sanh luân hồi không thể nào vượt ra ngoài Tam giới.
- Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
- Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.
- Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.
(*****) Tam- ma- địa:
Tam- ma- địa chính là Đại Định của Phật, những nhà tu hành bậc cao có thể đạt tới định này. Đây là trạng thái khi hành giả nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chí thú hướng vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ những vọng kiến những vọng tưởng tà vạy không thể xâm nhập vào tâm đại định này. Đắc Tam- ma- địa thìa hoàn toàn nhập vào pháp thân của Đức Đại Nhựt Phật cũng như chư Phật mười phương.